HƯỚNG DẪN TRADECOIN TRÊN POLONIEX


1 . ĐĂNG KÝ



Các bạn vào https://poloniex.com/signup điền đầy đủ thông tin để tạo một tài khoản. SĐT nhớ thêm mã +84 SĐT và phải có dấu cách (space) sau +84, bỏ số 0 đầu tiên SĐT của bạn. Sau đó vào Email để xác thực tài khoản. Bước cuối là xác minh tài khoản để Poloniex cho mình rút tiền. Lưu ý chưa xác minh thì Polonex không cho chúng ta rút nên chưa cần vội nạp tiền vào. Phải xác minh trước đã.


Sau khi đăng nhập thì bạn đi đến mục Exchange, là nơi bạn thực hiện các giao dịch cũng như lướt sóng kiếm lời. Phần bên trái là biểu đồ tăng giảm, bên phải là danh sách các đồng tiền. Có khá nhiều coin ở đây, bạn có thể tìm hiểu xem đồng nào đang có sự biến động liên tục thì tranh thủ kiếm cơm cháo thôi. Nhưng phải cẩn thận nhé, có khi nó dao động lên một thời gian rồi xuống luôn, bán không kịp là vỡ nợ. Để chắc ăn nhất thì bạn chỉ nên giao dịch ở 20 đồng coin có khối lượng (volume) giao dịch cao nhất.


Tuy nhiên độ tăng giảm giá trị sẽ ít, khoảng từ 10% – 30% một ngày. Phù hợp với các khoảng đầu tư lớn, ăn chắc, mặc bền. Còn các coin ở dưới sẽ có độ tăng giảm rất cao. Có thể sau 1 đêm tăng đến 2000% và cũng có thể mất trắng nếu không có người mua hoặc giảm sâu mãi không lên. Phù hợp với các bạn ưa mạo hiểm, các khoản đầu tư nhỏ mà có thể chịu đựng được nếu lỗ hoặc mất trắng.


2 . EXCHANGE



Exchange là gì?



Tại mục Exchange, là nơi bạn thực hiện các giao dịch đổi thành Bitcoin cũng như lướt sóng kiếm lời. Phần bên trái là biểu đồ tăng giảm, bên phải là danh sách các đồng tiền định giá theo BTC (Bitcoin), ETH (Ethereum), XMR (Monero), USDT (Tether – Đồng đặc biệt luôn định ngang giá với USD để tiện lợi theo dõi giá trị quy đổi về USD). Các thẻ này được tô màu vàng. Thông thường để giao dịch, mình sẽ xem bảng quy đổi về BTC.


Exchange poloniex


Exchange poloniex



Bây giờ mình sẽ bán đồng ETC (Etherium Classic) nên sẽ click chuột vào đồng ETC góc bên phải màn hình. Các đồng khác, thao tác cũng y như vậy.


Sell exchange poloniex


Sell exchange poloniex



You have: Bạn đang sở hữu bao nhiêu đồng ETC này.


Highest Bid: Lệnh mua cao nhất đang có ở sàn Poloniex.


Price: Giá mặc định ở lệnh mua cao nhất có người đang đặt, bàn có thể tùy chỉnh nếu muốn bán giá cao hơn để lời hơn (sẽ lâu hoặc không bán được nếu không khớp lệnh) hoặc chỉnh giá thấp hơn nếu muốn bán ngay tất cả.


Amount: Số lượng ETC Coin bạn muốn bán. Nếu muốn bán tất cả những gì bạn có thì double click vào số tiền ở mục “You have”.


Total: Tổng Bitcoin bạn sẽ có sau khi bán được.


Bạn chọn Sell, thì đồng tiền của bạn sẽ thành “lệnh bán” và khớp “lệnh mua cao nhất” đang có. Nếu “lệnh mua cao nhất” cần ít đồng hơn số đồng bạn bán thì phần dư còn lại sẽ đợi người mua tiếp theo.


Lưu ý: phí giao dịch là 0,15% nếu bạn thầu giá và 0,25% nếu bạn mua bán ngay lập tức.


Vào bảng SELL ETC để bán cũng tương tự như lúc mua. Đặt Price cao hơn để giữ lệnh chờ khi giá lên thì tự động bán.


Vào BALANCES / DEPOSIT & WITHDRAW để xem tài khoản của mình có bao nhiêu tiền, và gồm những loại tiền nào, cũng như thực hiện nạp tiền và rút tiền.


Balance poloniex


Balance poloniex



Để nạp tiền bạn vào Deposit lấy địa chỉ ví và chép sang một nơi nào khác như là máy đào bitcoin hay là một sân đầu tư bitcoin nào đó.


Để rút tiền bạn vào Withdraw, điền địa chỉ ví khác của bạn và số tiền muốn rút. Trong trường hợp muốn chuyển tiền cho người khác hoặc đầu tư vào đâu đó bạn cũng dùng Withdraw nhé.


Ví dụ chuyển tiền vào ví Blockchain.info thì bạn copy địa chỉ Ví vào đây và nhấn Send


3 . MARGIN TRADING



Margin trading là gì?



Margin trading là giao dịch mà quỹ đầu tư là đi vay. Khi đặt giao dịch, tất cả tiền bạn sử dụng là mượn từ những thành viên. Đối với người cho vay. Quỹ sử dụng trong tài khoản Margin như là tiền bảo đảm trả nợ cho các khoản vay và khấu trừ hoặc cộng lãi từ các giao dịch.


Các tài khoản


Khi tham gia vào Margin trading, bạn có 3 tài khoản tách biệt nạp trước số tiền đầu tư tương ứng:  Exchange, Margin, và Lending. Exchange là đầu tư bình thường, giao dịch bằng số tiền đã nạp vào. Tài khoản Margin để trữ số tiền bảo đảm vay sử dụng trong Margin trading. Tài khoản Lending giữ số tiền bạn có thể cho người khác vay và thu lãi.


Vị thế


Khi bạn vay và bắt đầu giao dịch, vị thế sẽ được mở. Nếu bạn mua, thì vị thế được mở là Long position. Nếu bạn bán, vị thế bạn được mở là Short. Lưu ý là khi bạn tiếp tục giao dịch, thì vị thế có thể thây đổi,  ví dụ, nếu bạn ở vị thế Short bằng cách bán ra 300 XMR, nhưng rồi sau đó mua vào 600 XMR, thì vị thế Short thành Long. Khi bạn đóng vị thế, các khoản vay tự động được khấu trừ hoặc cộng lãi. Nếu bạn đóng vị thế khi lời, khoản lời sẽ nạp vào tài khoản Margin; nếu đóng vị thế khi đang lỗ, số tiền bảo đảm khoản vay sẽ được trừ trong tài khoản Margin. Khi bạn mở vị thế, bạn sẽ thấy cái giống bảng phía dưới:


Margin trading poloniex


Margin trading poloniex



Position: Tình trạng vị thế (Long hoặc Short).


Amount: Số lượng tiền ảo thực tế mua được (sau khi trừ các loại phí). Nếu vị thế là Short, giá trị sẽ là âm.


Base Price:  Giá tại thời điểm huề vốn.


Est. Liquidation Price: Giá mua cao nhất nếu ở vị thế Long và giá bán thấp nhất nếu ở vị thế Short khi tiến trình bị buộc trả nợ thực thi. Lưu ý cái này chỉ là giá dự tính và không chính xác với giá khi lệnh buộc trả nợ được thực thi. Giá thực sự khi lệnh buộc thoát vị trí thực hiện không thể nào hoàn toàn dự báo trước, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố; như là số lượng và độ lớn các vị thế và đặt lệnh, số tiền bảo đảm khoản vay, trạng thái thị trường, điều kiện giá.


Unrealized P/L:  Số lợi nhuận hoặc lỗ nếu thực hiện đóng vị thế. Đã bao gồm phí vay đã đóng.


Unrealized Lending Fees: Phí dự tính của các khoản vay hiện tại.


Action: Chọn “Close” để đóng vị thế bằng lệnh trong sàn.


Tài khoản Margin


Tài khoản Margin như sau:


Tài khoản Margin


Tài khoản Margin



Total Margin Value: Tất cả  giá trị của các loại tiền khác nhau quỹ đổi thành BTC trong tài khoản Margin. Nó được tính bằng tổng số lượng BTC cộng (hoặc trừ) với số dư của các tài khoản khác: Bao gồm số tiền đang được đặt lệnh. Giá trị tài khoản có thây đổi nhanh chóng theo điều kiện của thị trường.


Unrealized P/L: Số lợi nhuận (hoặc lỗ) gần đúng nếu tất cả các vị thế nếu đóng vị thế tại thời điểm, chưa bao gồm lãi suất vay.


Unrealized Lending Fees: Tổng lãi suất dự tính phải trả cho các khoản vay đang vay.


Net Value: Tổng của Total Margin Value, Unrealized P/L, và Unrealized Lending Fees. Giá trị đại diện cho mức bảo đảm khoản vay.


Net Value: Tổng của Total Margin Value, Unrealized P/L, và Unrealized Lending Fees. Giá trị đại diện cho mức bảo đảm khoản vay.


Initial Margin: Tỷ lệ phần trăm giá trị đã trừ phí bạn có thể vay. Ví dụ, nếu vay 3BTC và Initial Margin là 40%, bạn phải có ít nhất 40% của 3BTC, tức là 1,2 BTC trong tài khoản Margin. chưa bao gồm phí vay và khoản lỗ.


Maintenance Margin: Tỷ lệ bắt buộc của giá trị tài khoản hiện tại (Net Value) so với khoản vây để đảm bảo không bị buộc trả nợ (cháy tài khoản).


Current Margin: Tỷ lệ thực tế của giá trị tài khoản (Net Value) so với tài khoản vây tại thời điểm. Current Margin là tỷ lệ dùng để cảnh báo, vì nếu nó thấp hơn Maintenance Margin, thì tài khoản của bạn sẽ chuẩn bị tiến trình bắt buộc trả nợ. Ví dụ, giả định có 1,5 BTC trong tài khoản Margin, tỷ lệ Maintenance Margin là 20%. Vay 3BTC, mở vị thế Long cho thị trường XMR. Bây giờ để tránh bị bắt buộc trả nợ, giá trị tài khoản (đã trừ phí và khoản lỗ) phải giữ mức trên 20% của 3BTC mà đã mượn, tức là 0,6 BTC. Nếu giá của XMR bắt đầu hạ, thì tổng BTC có được nhờ bán XMR sẽ giảm, và bạn sẽ lỗ. Việc lỗ này sẽ được thể hiện qua giá trị của Unrealized P/L và Net Value. Nếu tổng các khoản lỗ cộng phí vay đạt 0.9 BTC, thì giá trị tài khoản hiện tại sẽ đạt 0.6 BTC, lúc đó tiến trình buộc trả nợ sẽ thực hiện.


Buộc trả nợ là gì?



Buộc trả nợ là khi bắt buộc đóng tất cả hoặc một phần các vị thế để dừng lỗ và để chắc là bạn không mất hẳn khả năng trả nợ cho các khoản vay. Buộc trả nợ được thự hiện bởi một lệnh hoặc nhiều lệnh bán; thực ra, lệnh bán tại thời điểm buộc trả nợ sẽ ảnh hưởng lớn đến các tài khoản mà bạn buộc trả nợ. Buộc trả nợ thực hiện khi Current Margin dưới mức Maintenance Margin. Nên kiểm tra thị trường và các vị thế đã mở thường xuyên, giảm rủi ro bằng cách giảm vị thế hoặc tăng mức đảm bảo khoản vay cho tài khoản Margin. Thị trường thay đổi rất nhanh, không có gì đảm bảo bạn được cảnh báo đúng thời điểm để có thể duy trì trở lại trên mức Maintenance Margin.





LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN GIAO DỊCH TRONG MARGIN



Sau khi tài khoản Margin có tiền, là bạn có thể đặt lệnh mua và bán. Tất cả việc vay và trả được thực hiện tự động.


Thực hiện giao dịch Margin như thế nào?


Thực hiện giao dịch Margin như thế nào?



Có 2 sự khác biệt so với khung ra lệnh mua bên sàn Exchange. Tradable banlance và Loan RateTradable balance là tổng số lượng BTC có thể giao dịch. Giá trị này phụ thuộc vào số dư trong tài khoản Margin, điều kiện sàn và vị thế mở. Loan Rate cho phép tối đa hóa lãi suất ngày mà bạn sẽ trả để mở khoản vay mới. Những khoản vay luôn được lấy lãi suất tối ưu nhất tại thời điểm mở lệnh vay, vì vậy không quá rủi ro khi đặt lãi suất cao hơn giá trị thấp nhất của thị trường. Nếu không ai cho vay dưới lãi suất bạn đã đặt, một lệnh đặt vay được tạo ra thay vì lệnh mua. Khi các khoản vay khớp lệnh, lệnh đặt vay sẽ thực thi và lệnh giao dịch được tạo ra.


Phải nhớ là dù bạn có thể thiết lập giới hạn cho lãi suất khi lập lệnh giao dịch, bạn có thể vay ở lãi suất cao hơn mức thiết lập nếu bạn giữ lệnh hoặc mở vị thế lâu hơn 2 ngày. Điều này xảy ra vì khoản vay của bạn hết hạn sau chừng đó thời gian và khoản vay được chuyển qua một người cho vay khác với lãi suất tối ưu nhất tại thời điểm đó (nhưng vẫn cao hơn lãi suất của người cho vay trước).


Trong Margin Trading, lượng thực tế có thể ít hơn lượng đã đặt lệnh giao dịch. Vì số dư tài khoản luôn thay đổi theo thị trường và điều kiện đặt lệnh và tình trạng và số lượng các vị thế đã mở..


Ngay khi đã điền hết các thông tin, bấm vào Margin Buy (hoặc Margin Sell). Hảy nhớ, dù lệnh không thực sự mua/bán ngay tức thời, bạn cũng phải trả lãi suất cho khoản vay đã dùng để đặt lệnh mua/bán.


LENDING



Làm sao để cho vay và thu lãi suất?



Nếu muốn thu lãi suất trên quỹ đầu tư của bạn thay vì thực hiện giao dịch, bạn có thể cho người khác mượn. Chọn tab Lending ở trên cùng, sau đó chọn đồng mà bạn muốn cho vay. Bạn cần nạp tiền vào quỹ Lending để cho vay.


Lending là gì?


Lending là gì?






Rate: Lãi suất ngày mà bạn đề suất


Amount: Tổng tiền đề suất


Duration: Số ngày tối đa để cho vay


Auto-renew: Chọn chức năng này nếu muốn tự động gia hạn tại cùng lãi suất  sau khi khoản cho vay đóng lại.


Ngay khi bạn đặt lệnh cho vay, mọi người có thể vay để tham gia sàn Margin. Người chơi sàn Margin sẽ đặt những khoản vay có lãi suất thấp nhất. Nếu có khoản vay lãi suất thấp hơn ngay khi người vay mở lệnh vay, người vay sẽ chọn khoản vay đó. Khoản vay sẽ sớm được thiết lập sớm bởi người vay, hãy chắc các khoản cho vay có lãi suất cạnh tranh để dễ dàng được chọn.


Khi khoản cho vay được sử dụng bởi người giao dịch trên Margin, bạn thu được lãi suất từ chúng, chi phí này được trả khi khoản vay hết thời hạn. Poloniex lấy 15% phí từ lãi suất mà bạn thu được, hay luôn nhớ điều đó khi thiết lập các khoản cho vay. Các khoản vay được chọn sẽ hiện trong My Active Loans.




Dù bạn không thể hủy các khoản vay đã cho vay, bạn có thể hủy Auto-renew, để quỹ của bạn không được cho vay sau khi hết hạn vay.


KẾT LUẬN:


Qua bài viết trên đã gửi đến các bạn những điều cần phí khi tham gia trade trên sàn Poloniex. Giúp các bạn hiểu hơn về Exchange, Margin và Lending. Nói chung là khá chi tiết về từng mục, nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết và comment ý kiến của bạn bên dưới để chúng ta cùng kết nối nhé. Điều cuối chúc các bạn thành công và kiếm được nhiều BTC nhất có thể nhé


Chúc các bạn thành công!!! 








Quang Hikari

Tư vấn, chia sẻ kiến thức đầu tư thông minh, bền vững trong lĩnh vực chứng khoán, Crypto, Forex. facebook youtube twitter

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn